HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ

HLCO là đơn vị chuyên Thiết kế và Thi công hệ thống Điều hòa & Thông gió cho các dự án: Bệnh viện - Y tế, Công nghiệp - Sản xuất, Dân dụng - Thương mại, Giáo dục - Quốc phòng,...

1. Hệ thống Điều hòa & Thông gió ( HVAC):

1.1./ Điều hòa không khí (ĐHKK): Là hệ thống bao gồm các thiết bị dùng để thay đổi trạng thái không khí trong phòng để mang lại sự thoải mái cho người trong không gian đó. Các thông số trạng thái không khí bị kiểm soát bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn và độ sạch.

  • Các hệ thống ĐHKK thông dụng trong nhà cao tầng bao gồm:

    – Điều hòa cục bộ (máy lạnh 2 cục gắn tường): dạng hệ thống này thường dành cho các loại căn hộ, chung cư hoặc khách sạn, văn phòng dạng nhỏ. Đây có thể coi là phần đơn giản nhất trong Hệ thống điều hòa thông gió.

    – Hệ thống VRV/VRF: Sử dụng một số dàn nóng đặt ở sân thượng (hoặc 1 vị trí phù hợp nào đó) kết nối tới tất cả các hệ thống cục lạnh bên trong nhà. Hiện tại, hệ thống VRF hầu hết chỉ sử dụng cho các công trình từ 20 tầng trở lại (ở Việt Nam). Tuy nhiên, ở nước ngoài đã có nhiều công trình 50, 60 tầng cũng sử dụng Hệ thống VRV để làm lạnh cho tòa nhà. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là đơn giản, ống đồng nhỏ gọn nên dễ thi công và tốn ít diện tích đi ống hơn so với hệ thống khác.

    – Hệ thống Chiller: Là hệ thống ĐHKK phức tạp sử dụng môi chất lạnh trung gian là nước. Hệ thống chiller có 2 dạng cơ bản thường được sử dụng ở VN:

    + Chiller giải nhiệt gió: Hệ thống này tương tự với VRF, các máy Chiller thường được đặt trên sân thượng và tạo ra nước lạnh. Nước này được cung cấp tới các AHU, FCU để tạo ra gió lạnh cung cấp cho không gian điều hòa.

    + Chiller giải nhiệt nước: Hệ thống này phức tạp hơn tất cả. Các máy chiller thường được đặt trong các phòng máy kín, nước lạnh được bơm tới các AHU, FCU để tạo ra gió lạnh cấp cho không gian điều hòa. Ngoài ra, hệ thống này cần thêm một hệ thống nước giải nhiệt và các tháp giải nhiệt. Đây có thể coi là hệ thống phức tạp nhất trong hệ thống điều hòa thông gió.

    – Hệ thống sử dụng chiller thường được sử dụng với các tòa nhà cần công suất làm lạnh lớn. Đòi hỏi diện tích lắp đặt dàn máy ít hơn so với VRF (nếu VRF muốn đạt tới mức công suất tương tự). Tuy nhiên, do môi chất làm lạnh là nước nên hệ thống đường ống có kích thước lớn hơn nhiều so với VRF.

1.2./ Hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió là hệ thống sử dụng các quạt gió, đường ống gió, cửa gió, ô gió… để trao đổi không khí giữa các không gian khác nhau. Ví dụ như hệ thống thông gió bếp sẽ sử dụng chụp hút bếp và các đường ống để hút khói bếp ra không gian bên ngoài.

  • Các loại hệ thống thông gió thường gặp trong công trình như:

- Hệ thống cấp gió tươi : Bởi vì trong không gian kín, nơi con người hoặc máy móc làm việc sẽ sinh ra nhiều CO2 và nồng độ ngày càng tăng. Khi đó chúng ta cần cấp gió tươi  cho các phòng hoặc không gian đó để tăng lượng oxi, giúp không gian thoáng đãng hơn.

- Hệ thống hút thải : Ngoài việc cung cấp oxi từ hệ thống cấp gió tươi. Chúng ta cũng cần hút thải khí CO2 từ không gian ra bên ngoài. Vì vậy hệ thống hút thải này là 1 phần rất quan trọng trong hệ thống điều hòa thông gió. Ví dụ như hút thải tầng hầm, hút thải phòng rác, hút thải hành lang…

- Hệ thống hút mùi bếp, hút mùi nhà vệ sinh : Đây là những hệ thống rất phổ biến . Chúng ta có thể bắt gặp bất kỳ nơi đâu, từ nhà dân cho tới các công trình lớn.

- Hệ thống thông gió sự cố : Hệ thống thông gió sự cố thường được thiết kế trong các công trình lớn hoặc các tòa nhà cao tầng. Hệ thống này chỉ hoạt động khi có sự cố cháy xảy ra, giúp con người thuận lợi hơn trong quá trình thoát hiểm. Hệ thống thông gió sự cố bao gồm : hệ hút khói tâng hầm, hút khói hành lang,tăng áp cầu thang, tăng áp thang máy…

2. Kỹ Thuật Thi Công Hệ thống Điều hòa không khí và Thông gió:

2.1./  Lấy dấu và gia công chi tiết

  •  Công tác lấy dấu nhằm xác định chính xác vị trí các chi tiết sẽ được lắp ráp, vị trí trục các đoạn ống thì được dựa trên bản vẽ thiết kế và thực tế kết cấu của công trình.

 

  • Công đoạn lấy dấu bao gồm: Xác định vị trí chạy đường ống dẫn gas cho hệ thống điều hòa, vị trí các chi tiết sẽ lắp ráp, vị trí trục các đoạn ống để từ đây kết hợp với bản vẽ thiết kế thi công chi tiết, tiến hành vạch tuyến, ghi chú kích thước của thiết bị, các đường ống gas, các điểm phân nhánh, côn cút, các vị trí cần lắp giá đỡ, giá treo,..
  • Công đoạn này liên quan mật thiết đến bản vẽ thiết kế và kết cấu thực tế của công trình và cần được tiến hành song song nhằm giúp cho việc lắp đặt thiết bị được tiến hành nhanh chóng nhất mà không ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của công trình.
  • Lưu ý: Các giá treo, giá đỡ được liên kết với kết cấu xây dựng bằng các công cụ như bản mã, êcu, long đen, ty ren, đai treo. Các giá treo, giá đỡ đều phải được sơn chống gỉ và sơn màu trước khi lắp đặt.
  • Phải đảm bảo rằng tất cả các hệ thống đường ống gas, giá đỡ, lỗ bắt bu lông đã được khoan và hàn sẵn. Khoảng cách giữa các giá treo và giá đỡ phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật thực tế và theo tiêu chuẩn SMACNA – tiêu chuẩn về thi công đường ống thông gió.

2.2./  Lắp đặt, chạy đường ống dẫn gas, đường ống cấp gió lạnh, gió tươi và hút gió thải

  • Thực hiện lắp đặt các giá treo, giá đỡ cho các đường ống gas, ống gió cứng, ống gió mềm mềm và các phụ kiện. Sử dụng bu long - ốc vít để lắp ghép các giá treo đỡ vào kết cấu công trình.
  • Căn chỉnh hoàn thiện đường ống bằng cách điều chỉnh các giá đỡ, kiểm tra độ kín của các ống dẫn gas, sử dụng vật liệu bảo ôn để tăng cường tại các điểm ghép nối.
  • Tiến hành kiểm tra và hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường dẫn gas, hệ thống ống gió và tiến hành thử áp, thử kín.

2.3./  Lắp đặt thiết bị điều hòa không khí

  • Bước lắp đặt thiết bị điều hòa không khí (điều hòa trung tâm chiller, AHU, FCU,..) sẽ được tiến hành riêng rẽ co từng tổ máy lạnh ở từng khu vực theo thiết kế và thực tế công trình. Tuy nhiên, trình tự tiến hành cho các tổ máy là như nhau.
  • Trước khi lắp đặt máy móc, thiết bị cần được kiểm tra kỹ các chức năng cơ bản và tiến hàng hoạt động thử. Việc này nhằm đảm bảo máy lạnh hoạt động được trước khi đưa vào lắp đặt để tránh những sự cố không đáng có về sau.

  • Các bước tiến hành:

+ Cẩu các giàn nóng lên mái và vào các vị trí cần lắp đặt.

+ Lắp đặt hệ thống giàn nóng tại các vị trí đã được xác định từ trước đó, làm sẵn bệ máy.

+ Thực hiện lắp các giàn lạnh vào các vị trí đã được treo giá theo đúng bản vẽ thi công.

+ Nối các đường ống dẫn gas vào các giàn lạnh và giàn nóng theo yêu cầu kỹ thuật.

+ Tiến hành căn chỉnh và lắp đệm cao su nhằm mục đích tạo lớp chống rung cho hệ thống máy điều hòa.

+ Thực hiện việc căn chỉnh để lấy thăng bằng cho các thiết bị bằng thủy chuẩn, xiết hoặc nới các bulong ở chân thiết bị. Công đoạn này cần đảm bảo đạt độ chính các tiêu chuẩn <1/1000.

+ Thực hiện đấu tiếp đất và đấu điện 3 pha vào máy đồng thời xác định đúng chiều quay.

+ FCU là một thiết bị xử lý không khí dùng cho các không gian có diện tích không lớn mà hệ thống AHU không thể bố trí tới được.

+ Công tác lắp đặt Thiết bị Quạt cấp gió tươi, hút khí thải, hút khói, tăng áp tương tự như lắp đặt các dàn nóng trên mái

  

 

2.4./  Gia công, lắp đặt đường ống nước ngưng

  • Các bước tiến hành theo trình tự sau:

+ Gia công giá treo, giá đỡ sau khi lấy dấu.

+ Tiến hành lắp đặt giá treo, giá đỡ.

+ Thực hiện lắp đặt ống nhựa PVC thải nước ngưng và phụ tùng kèm theo (bao gồm côn, cút, tê,..).

Khi lắp đặt ống nhựa PVC cần phải lấy thủy chuẩn để tạo được độ dốc tối thiểu 1/1000 cho ống nằm ngang. Tiếp đó, cần bố trí một ổ vị trí lắp ống thoát hơi lên trần có bịt lưới chống côn trùng.

+ Bố trí các xiphông tại các vị trí trục chính thoát nước ngưng để tránh hơi độc và khí ô nhiễm từ phía dưới theo đường ống đi vào các phòng.

+ Vệ sinh đường ống để tiến hành thử kín sau khi lắp đặt xong, nối đường ống vào các khay hứng nước ngưng.

+ Chèn trát lại các lỗ thi công để hoàn tất công đoạn này.

 

2.4./  Lắp đặt Hệ thống điện Điều hòa thông gió

Thiết kế tủ điện tổng gồm hai phần chính là hệ thống điện động lực cho tổ máy lạnh và hệ thống điện điều khiển đối với các thiết bị điều khiển trung tâm. 

  • Phần chính của tủ điện sẽ được lắp đặt, đo đạc và kiểm tra tại xưởng. Các đầu dây nối cần đảm bảo được ép đầu cốt, được đánh số cụ thể và có bản vẽ lắp đặt chi tiết. Phối hợp với Ban quản lý để bố trí lắp đặt tủ điện tổng vào thời điểm hợp lý nhất trước khi lắp đặt các máy lạnh.
  • Tiến hành lắp đặt máng cáp, máng đỡ dây sau khi đã đo đạc, lấy dấu xong xuôi.
  • Tiếp theo là tiến hành đi cáp động lực từ tủ đến các máy lạnh.
  • Kiểm tra lại toàn bộ điện động lực và điện điều khiển
  • Nghiệm thu kỹ thuật hoàn thiện tuyến dây trước khi đấu nối vào tủ điện tổng và máy lạnh hay các bộ điều khiển.

Chú ý:

  • Tất cả các thiết bị bảo vệ cần phải được lắp ráp hoàn chỉnh và đồng bộ trong máy lạnh. Hệ thống điều khiển chương trình sẽ được thực hiện bởi bộ điều khiển trung tâm Intelligent Controller.
  • Tất cả các điểm đấu phải được đấu chắc chắn bằng cầu đấu và sử dụng đầu cốt có đánh số.
  • Sau khi kiểm tra xong toàn bộ tuyến dây thì mới được đấu điện nguồn vào các automat.

2.5./  Bước kế tiếp sau khi việc lắp đặt đã hoàn tất, cần thực hiện các công đoạn sau:

  • Kiểm tra hệ thống ống dẫn khí, ống dẫn nước và các thiết bị tương ứng.
  • Thực hiện các chỉ định hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.
  • Đầu nối điện động lực để tiến hành chạy thử, kiểm tra, hiện chỉnh các thông số liên quan đến từng phần của tổ máy lạnh:

+ Kiểm tra các thông số điện áp cấp vào máy lạnh.

+ Chạy thử quạt gió tải lạnh của máy lạnh, kiểm tra dòng điện của các động cơ quạt xem đã đúng với thông số định mức của nhà sản xuất thiết bị hay chưa.

+ Kiểm tra một lần nữa toàn bộ hệ thống ống gió mềm có bảo ôn, hệ thống điện động lực,.. trong trạng thái các thiết bị sẵn sàng hoạt động.

2.6./  Công đoạn tiến hành chạy máy nén:

  • Khởi động máy nén
  • Kiểm tra các thông số điện áp, dòng điện, áp suất,..
  • Kiểm tra các thông số trong phòng sử dụng điều hòa về: Nhiệt độ, tốc độ gió tại miệng gió và các khu vực lân cận.

Lưu ý: Việc thực hiện các bước kiểm tra trên phải được giám sát của kỹ sư chuyên ngành có trách nhiệm và được ghi chép lại bằng biên bản.

2.7./  Đấu nối hệ thống điều khiển trung tâm:

Sau khi tất cả các tổ máy lạnh đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động thì mới thực hiện đấu nối với tủ điều khiển trung tâm cho cả hệ thống điều hòa.Các bước tiến hành như sau:

  • Đấu nối từng thiết bị với tủ điểu khiển trung tâm.
  • Thử liên động từng thiết bị.
  • Hiệu chỉnh hệ thống toàn bộ và cho chạy thử theo các chế độ như đã thiết kế trên cơ sở yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư.

3. Các dự án đã triển khai Hệ thống Điều hòa thông gió:

3.1./  Bệnh viện - Y tế:

  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2./  Công nghiệp - Sản xuất:

  • Nhà máy OHASHI TEKKO Việt Nam
  • Tổ hợp các Nhà máy Japfa comfeed.
  • Nhà máy sản xuất nhôm kính CPM.
  • Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh PSmart, ...

3.3./  Dân dụng - Thương mại:

  • Khách sạn dầu khí Thái Bình.
  • Chung cư D2 Giảng Võ.
  • Công viên đại Dương Hạ Long.
  • Văn phòng công ty CP Tập đoàn Bách Việt.
  • Khách sạn Conifer Hotel số 21 Hàng Thùng, Hà Nội,...

3.4./  Giáo dục - Quốc phòng:

  • Trụ sở Công An Tỉnh Khánh Hòa.
  • Các chi nhánh Bưu điện Hà Nội.
  • Cục Tần số Bắc Ninh.
  • Trụ sở làm việc công an tỉnh Ninh Thuận.
  • Nhà công vụ ngân hàng nhà nước tỉnh Ninh Bình.
  • Trường Quốc tế Pandora,...

Vui lòng liên hệ với chúng tôi khi cần bất cứ yêu cầu về đặt hàng hay hỗ trợ về kỹ thuật, HLCO sẽ đáp ứng yêu cầu của Quý Công ty trong thời gian nhanh nhất./.
Trân trọng cảm ơn!

Từ khóa:  HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ, HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ HỆ THỐNG ĐIỆN NHẸ & BMS HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC HỆ THỐNG ĐIỆN